Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

TỰ DO HỌC THUẬT Ở THỜI ĐIỂM CỦA CHÚNG TA


HANS KOHN
NGÔ HƯƠNG GIANG  dịch và chú giải
…Điu mà ch nghĩa phát xít mun làm ([1]), không phi là nhng hình thc ca đi sng loài người, cái mà nó quan tâm là: con người, danh tiếng, lòng trung thành. Và cui cùng, nó đ cao vic thiết cht k lut, cũng như uy quyn vào sâu bên trong tinh thn [con người], vào s cai tr đc tài ca nó…]
Fascismo: Dottrina: I dee fondamentali.
Enciclopedia Italiana, vol. XIV, p. 848.
GS. Hans Kohn (Harvard University)

Tự do học thuật trong ý nghĩa hiện tại của lối nói là sản phẩm của báo Times gần đây. Trước kia, tự do học thuật có ý nghĩa hành chính sự vụ và thuộc về quyền tự quản trong đoàn thể của trường Đại học, giữa giáo viên và sinh viên. Đó là một hoặc nhiều “sự tự do” mà thời Trung Cổ đã từng dựng lên. Nó chưa từng và sẽ không bao hàm ý“lebrfreibeit”, một khái niệm hoàn toàn lạc lõng và nằm ngoài suy nghĩ của con người, tính cho đến thời trung đại và giai đoạn đầu của thời hiện đại. Tự do học thuật ở thời hiện đại là sản phẩm của kỷ nguyên Ánh Sáng, của chủ nghĩa tự do, của chủ nghĩa duy lý, của sự thắng thế về lý tính và hợp luân lý của Chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, chúng ta tìm tiếm tự do học thuật ngày hôm nay, với trung tâm lớn là châu Âu dường như đang làm cuộc phản cách mạng chống lại thời Ánh Sáng, chống lại chủ nghĩa tự do, chống lại chủ nghĩa cá nhân. Một lần nữa, con người bị đe dọa về sự tồn tại của chính nó.
Tự do học thuật là tất cả những điều trên, một sự tôn kính với giáo viên ư? Đó là phát ngôn được phát ra từ phía Cicero, thì sự tôn kính của anh với thầy của mình thể hiện ở chỗ, anh chưa từng nói bất cứ cái gì bị cho là sai và chưa từng đảm đương nhiệm vụ ngăn cản bất cứ cái gì vốn được xem là đúng, ở họ chưa thực sự có tư cách giải thiêng vấn đề. “Nam quis nescit primam esse historiae legem, ne quid falsi dicere audeat? Deinde ne quid very non audeat”([2]). Giáo viên luôn nghĩ tới hiện tại sinh viên xem điều [họ nói] như thể một chân lý tuyệt đối, vì vậy, với anh ta điều đó được xem là hành động làm sáng tỏ đối với việc nghiên cứu cũng như trong suy nghĩ của mình. Họ đặt cá tính của mình dường như tuyệt đối về phía người thầy mà không cần suy xét bằng lương tâm bản thân, [Dường như] đây là lối đi duy nhất mà họ (giáo viên) áp đặt cho sinh viên, để họ xào đi xào lại trong phẩm giá về tinh thần mình, trong nỗ lực của trí tuệ và tính nghiêm túc mà nó thúc ép. Giáo viên thì tự do nói về suy nghĩ của mình, còn sinh viên phải cố sức chấp nhận “chân lý ấy” [một cách thụ động] trong bài giảng của họ. Đây là điều không thích hợp ở những quốc gia cực quyền, nơi mà tính khách quan về chân lý và giáo dục phẩm giá về nghề nghiệp không được thừa nhận.
Sự khác biệt về tự do học thuật được xem như thực trạng dẫn đến lối truyền đạt chân lý, như thể, giáo viên đã hiểu [thấu bản chất] của chúng. Thực trạng này không chỉ thuộc về nghề giáo, nó thuộc thực trạng chung quyền tự do của mỗi công dân, quyền tự do về suy nghĩ của bản thân họ cũng như quyền phát ngôn và quyền in ấn. Giáo viên dạy học không phải là người chiếm hữu quyền lợi nhiều hơn những cá nhân khác, họ được tôn kính như sự vĩ đại về nhân cách. Mỗi cá nhân có lẽ phải có dấu ấn riêng trong phát ngôn về chân lý, và giáo viên là người nói lên sự thực ấy ([3]). Đó là ý nghĩa nghề nghiệp của họ. Tự do học thuật, vì thế cần được hiểu một cách chắc chắn ở cấp độ tư duy, đó là quyền của cá nhân, dựa vào những cơ sở mà diễn giải về bản tính của con người cũng như vị trí của họ trong lịch sử mà chúng ta gọi là “Chủ nghĩa tự do”. Thái độ này không thuộc vào bất cứ đặc quyền “tự nhiên” nào của con người. Nó là sản phẩm của quá trình lịch sử đấu tranh vĩ đại, mà khởi nguyên của nó ở thế kỷ XVII. Nhờ sự thắng thế ấy, mà con người đã nhận biết được bản chất về sự tồn tại của thời gian, và điều đó kéo dài suốt trường kỳ nhận thức của loài người tính cho đến thế kỷ XIX. Cuộc đấu tranh này được tiến hành bởi những tên tuổi như: Milton và Locke, Grotius và Condorcet, Encyclopaedists (những nhà bách khoa) và Kant, mở ra tất cả quyền tự do cho con người, mà về căn bản, một nền tự do [theo đúng nghĩa] được xác lập. Tự do học thuật không nằm trong chính nó, nó không trừu tượng, ngược lại, chúng ta hoàn toàn có thể gọi tên theo ý muốn như một thành phần không thể hòa tan trong hệ thống của Chủ nghĩa tự do, về quyền lợi của mỗi cá nhân, về sự tồn tại có lý trí. Điều ấy, chỉ bản thân những người có tự do thực sự mới hiểu được.
Ngày hôm nay, vẫn còn nhiều nhầm lẫn mơ hồ trong cách nhìn về vấn đề này ([4]). Tự do học thuật là gì (?), khi mà tự do về ngôn luận và quyền tự quyết mà chúng ta vẫn thường gọi tên hàng ngày liệu có còn đủ sức để con người hướng niềm tin về nó? Tự do học thuật là gì (?), khi mà những người đứng đầu mỗi nhóm cộng đồng tự do ấy xem quyền lực phát ngôn của mình như công cụ được sử dụng vào mục đích chiếm hữu và làm phân rã quyền tự do đó. Địch thủ của chủ nghĩa tự do không chấp nhận bất cứ thỉnh cầu nào [về quyền tự quyết của tư duy] và tiến hành những cuộc chiến chống lại sự tồn tại của nó ([5]). Đó là nét riêng biệt, mà một nhà văn gần đây của Chủ nghĩa phát xít Đức đã nói về bài diễn văn của Mussolini có nhan đề Popolo d’Italia, trong đó có đoạn “không một tờ báo nào ở Ý nói về lợi ích của tự do có được từ sự hợp pháp và trách nhiệm chính trị mà đông đảo nhân dân Ý khao khát được hưởng”.
Họ đã sử dụng sự tự do của chính họ vào việc triệt phá toàn bộ hệ thống tự do [của con người]. Vì tất cả những quyền tự do đó không là gì cả, khi [nó] bị phân rẽ từ nguồn gốc [sở hữu] chung của họ. Đó là hệ quả tất yếu mà họ nhận được trong lối diễn giải đích xác về bản tính tự nhiên của con người, cũng như vị trí của họ trong lịch sử. Đó là niềm tin mà theo lối nói của Thomas Jefferson thì: “tự do vô hạn nằm ở trí tuệ nhân loại”, trong lý do phổ biến, sáo mòn, một cách giản đơn nhất chỉ có ở loài người mới có. Ở đó, không có sự phân biệt tầng lớp hay đẳng cấp, ở lời hứa hay tín điều, chiến tranh hay hòa bình. Sự tin tưởng nằm ngoài tất cả những điều mà chúng ta gọi là tự do học thuật, cũng như quyền cá nhân trở nên vô nghĩa, khi, sự tin tưởng ấy nằm ở giá trị và ở sự bình đẳng cá nhân của những người nắm giữ lẽ phải đã từng dựng lên trong tưởng tượng về quyền năng của Chúa. Từ sự thừa nhận riêng lẻ này, chúng ta có thể đi đến kết thúc vấn đề đó của con người, ở năng lực cũng như quá trình tạo chủ đề độc lập cho suy nghĩ, đó là sự thực có thể tìm thấy ở kết quả đạt được, cũng như trong tranh luận tập thể.
Sự tự do tranh luận này xuất hiện ở con người như hướng đi hữu dụng, mà khoa học và chân lý có thể đề xướng ở đó. Việc học chỉ thành công khi không có bất cứ sự giao lưu tự do nào bị cản trở, khi vượt thoát những giới hạn về địa vị xã hội, về tín ngưỡng, về sự cạnh tranh và giữa các tầng lớp, giai cấp. Dưới mắt của những kẻ chuyên quyền, bất cứ ở đâu cũng bị sự chuyên chế áp đặt lên các cuộc tranh luận giữa các tầng lớp, hay một số lĩnh vực có liên quan đến con người. Nó kìm hãm trình bày về sự thực. Và việc học, nơi đóng góp lý luận của mỗi nhóm người được chào đón tùy thuộc vào giá trị thực chất của nó. Chủ nghĩa tự do giả định trước về tồn tại của một chân lý bao quát, về những điều luật có thể sử dụng phổ biến. Nó chấp nhận tính khách quan khoa học cũng như trong sự kiếm tìm chân lý. Những người đi theo Chủ nghĩa cộng sản hoặc những phần từ phát xít sẽ hỏi, tự do, anh là ai? Anh thuộc về giai cấp hay cuộc đấu tranh nào?, trước khi xem xét giá trị hay chấp nhận bất cứ sự đóng góp nào của anh trong lĩnh vực học thuật. Tự do [học thuật] sẽ hỏi anh phải nói những gì, và chấp nhận những đóng góp về giá trị khách quan của nó trong tổng thể, cũng như sự kiếm tìm không ngừng về chân lý được mở rộng đến mức nào? Tự do học thuật và tự do cống hiến chỉ có thể thực hiện bên trong hệ thống của Chủ nghĩa tự do.
Tự do học thuật đã từng được hưởng ứng ở phương Tây như phần thiết yếu của chế độ tự do. Tất nhiên, không phải ở nơi nào, tự do học thuật cũng đều được hưởng ứng một cách nhiệt tình, vẫn còn những dư luận trái chiều xoay quanh nó. Tự do học thuật, có vẻ, tất cả mọi quyền tự do ở thời điểm của chúng ta chưa hoàn toàn là sự thực. Chúng ta không thường xuyên sống theo nó, thì nó vẫn hiện diện trước chúng ta như một ý niệm có thể điều chỉnh, như một đòi hỏi và là một lời trách mắng. Dù là sự tự do hay trong một khía cạnh của tự do, thì việc đấu tranh cho những lẽ ấy của họ cũng bị khước từ không biết bao lần. Tình thế xấu ở Nga, Ý, Đức ngày hôm nay là do không phù hợp với thực tiễn đó, mà ở một hoặc một vài nguyên nhân là do tư tưởng của họ về tự do ngôn luận đã bị khước từ. Nhưng ngay cả trong nghĩa đó, thì cũng không có cuộc đấu tranh hiện tại nào được tiến hành vì nó, đó là sự thống trị lặng im của chết chóc. Đó là ý niệm khách quan về chân lý. Chúng ta chứng kiến kết quả về thái độ này trong số đông và trong những tác phẩm văn học ở các quốc gia chuyên quyền, với sự hoàn hảo một chiều trong đánh giá, trong cách nhìn xuyên tạc, bóp méo sự thực cũng như những phê phán nực cười của họ về hiệu lực công việc trong quá khứ, có liên đới tới hiện tại. Dĩ nhiên, những quan điểm lệch lạc có thể thường đặt ra trong những quốc gia tự do, nhưng ở đây có thể họ sẽ bị phản đối và chỉnh đốn. Nền cộng hòa cho phép bạn tự do chọn lựa về điều đó. Trong những quốc gia chuyên quyền không chỉ những gì hiện có được bảo vệ để chống lại sự chậm chễ trong lập luận, chống lại chính sách ngu dân, chống lại sự cắt xén mơ hồ từ những dòng người trên thế giới.
Ngày hôm nay, sự bình đẳng ngôn luận trong các quốc gia chuyên quyền không nằm trong sở hữu chung về ngôn luận được sử dụng bên ngoài những quốc gia đó. Những lời nói đơn điệu được sử dụng bên trong sự khác biệt về phương pháp chuyên chở nghĩa. Tự do học thuật là phần thiết yếu [không thể tách rời] của chế độ dân chủ, của chế độ tự do. Nhưng chế độ này đã bị phủ nhận ngày hôm nay không chỉ ở Ý hay Đức, mà rộng hơn là tổng thể [thế giới] - một diễn giải mới về loài người và vị trí của họ trong lịch sử, luôn mong muốn tự thân gánh vác trong việc chống lại toàn thể nhân loại ([6]). Mặc dù, các quốc gia đích thực, vì những lý do lịch sử không chống lại được nó ([7]một cách dễ dàng; đó không hẳn là vấn đề thuộc về cuộc chiến đấu chống lại Ý hay Đức, nhưng việc chống lại quan điểm cơ bản- cái quan điểm của những người phủ nhận quyền bình đẳng con người, về sự tồn tại của chân lý bao quát, phủ nhận về chân giá trị của tranh luận luôn chịu những phong ba nhiều đau đớn. Quan điểm mới này đã đe dọa đến tự do học thuật, cũng như tự do học đường, rộng hơn là sự đe dọa đối với tất cả quyền tự do khác. Theo nghĩa đó, vị trí của học thuật đối với giáo viên phải được xem như một trọng trách to lớn. Tương lai rộng mở cần được thức tỉnh trước những hiểm nguy có hướng đe dọa không chỉ đối với tự do học thuật mà là tổng thể [những quan niệm] truyền thống về tự do, trong đó, tự do học thuật là sản phẩm của [tổng thể thế giới đó]. Học giả không còn phải co cụm trong những tháp ngà nữa, tất cả với họ, giờ đây là sự toàn tâm với học thuật. Tự do học thuật sống và chết cùng tồn tại song hành với tất cả các quyền tự do khác.
Nếu chúng ta chăm lo tới tự do học thuật, điều ấy có nghĩa, chúng ta phải chiến đấu [bảo vệ] đối với sự tự do nói chung, trong ý nghĩa bao quát nhất cũng như trong các lối đi khác nhau, dẫn nhập vào cuộc sống không chỉ ở Mỹ, rộng hơn, là ở bất cứ nơi nào. Những đối địch của tự do, với những sách lược của họ sẽ tàn phá [bất cứ] vị trí đơn độc nào núp sau cái khác; họ có thể làm điều ấy đối với nó (sự tự do) , bởi vì, ở họ không bắt gặp sự hòa hợp nào với phe đối lập. Quyền lực tự do bị phân rã không chỉ giữa các quốc gia, hơn cả, còn là giữa các lĩnh vực nghề nghiệp với nhau. Sự tấn công, dẫu với mục đích gì và được tiến hành bằng phương thức nào cũng là cuộc chiến của những kẻ đam mê quyền lực. Sự tranh đấu cho tự do học thuật ngày hôm nay, khi mà Chủ nghĩa tự do, bản thân nó đang bị đe dọa, không bao lâu nữa sẽ xảy ra cuộc nội chiến giữa các ngành nghề, lĩnh vực khoa học với nhau, vì căn cứ vào sự thực nhận thức, về nguyên tắc đạo đức chung đã được thừa nhận. Đó là cuộc chiến quyết định sự sống còn đối với những giá trị. Cơ bản, Chủ nghĩa tự do thuộc về tất cả mọi người và ở bất cứ nơi đâu [trên thế giới]. Đó là sự gắn kết đặc biệt của nhiều cuộc chiến cơ bản mà loài người có thể giành được - cuộc chiến đấu tập trung xoay quanh sự diễn giải về những giá trị thống ngự cuộc sống và lịch sử loài người.
(Nguồn: “Academic Freedom in our time” in trong sách: Hans Kohn (1941), Not by arms alone – Essays on our time, P. 31- 39, Harvard university Press, Cambridge, Massachusetts, U. S. A.)
(Bài đã đăng trên Vanvn.net, nhavantphcm.com.vn,  tonvinhvanhoadoc.vn)



[1] “Điều mà chủ nghĩa phát xít muốn làm lại”: Chủ nghĩa phát xít muốn xác lập một thế giới mới của riêng nó, khác hẳn với thế giới trước khi xuất hiện nó.
[2] Cicero, De Oratore, II, 15. Ở bản tiếng Anh của tiểu luận, câu tiếng Pháp này không có dấu, vì vậy, chúng tôi giữ nguyên theo nguyên tác.
[3] Sự thực về quyền tự do lựa chọn trong phát ngôn - Chú thích của người dịch
[4] Tự do và tự do học thuật - Chú thích của người dịch.
[5] Chủ nghĩa tự do - Chú thích của người dịch.
[6] Đó không phải nghi vấn về các quốc gia đích thực - các quốc gia luôn tôn trọng quyền tự do tranh luận học thuật theo đúng nghĩa - Chú thích của người dịch.
[7] Các quốc gia phi - đích thực - Chú thích của người dịch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét